Trong tầm 4-5 năm đổ lại đây, “phượt” vốn là một từ lóng không có ý nghĩa chính thức, giờ đã được gán ghép với đủ thứ “nhận diện thương hiệu” xấu xí trên mạng xã hội.
Người người nhà nhà đi phượt, phượt từ Nam ra Bắc; từ Hà Nội đến Sài Gòn, có khi “phượt” hẳn từ Quận Ba ra Thủ Đức; phượt từ đường Láng đến Trần Duy Hưng.
Nhưng, thế nào được xe là một ‘ Phượt thủ ‘?Nhóm người đi ẩu, gây nguy hiểm bị CSGT phạtNói về “phượt thủ” người ta liên tưởng đến những đội quân hùng hậu: Áo cờ đỏ sao vàng, quấn khăn rằn ri, đeo dây phản quang rực cmn rỡ – đó là ‘phiên bản’ mặc định, còn mũ 3/4 và ốp bảo vệ tay chân và cờ bay phấp phới sau mông là một tùy chọn nhìn có vẻ chuyên nghiệp.Tôi xin nhấn mạnh rằng không phải ai đi xe máy, đeo khăn rằn ri cũng là phượt thủ và phượt thủ thì không phải lúc nào cũng cần tới chiếc xe máy!Đọc thêm: Dân phượt – từ tự hào đến xấu hổHãy phân biệt biker nửa mùa và phượt thủCó lần tôi lên Sapa bằng xe khách, nghe ông tài xế nói:– Đời tao ghét nhất bọn phượt thủ, chạy như mèo hoang chó dại ngoài đường, bất chấp luật lệ giao thông, lái xe chỉ sợ có ngày mang họa với bọn đấy.– Tôi hỏi ông ấy: Sao chú biết đấy là bọn phượt thủ– Ông ấy đáp lại: Ôi giời, nhìn là biết, đi 1 đàn nẹt pô, hò hét trên đường, cứ như đường này của 1 mình nhà chúng nó ấy– Tôi bức xúc: Thế thì chú cứ gọi bọn đấy là mèo hoang chó dại chứ đừng gọi phượt thủ, cháu cũng phượt thủ đây, chú nhìn có giống không?Không biết người ta đã đánh đồng 2 khái niệm biker nửa mùa và phượt thủ từ bao giờ, cứ thấy những đoàn xe nẹt pô ầm ĩ; phóng nhanh vượt ẩu, nằm ngả ngón ở vệ đường thì người ta lại nói ” à lại là bọn phượt thủ”…" data-ll-status="loaded" />Kinh Nghiệm Thuê Xe Máy Hà NộiVới những người đi phượt đích thực, khi mới bắt đầu thích xê dịch thì họ chọn xe máy để chinh phục các cung đường, lên 1 nấc cao hơn thì họ mong muốn được đi nhiều hơn xa hơn, trải nghiệm nhiều hơn, lúc này họ chọn phương tiện hợp lý nhất, tùy tình hình đường xá, điều kiện, có thể là tàu, máy bay…miễn tới nơi an toàn tiện lợi nhất là được.Mục đích xê dịch của những phượt thủ chân chính luôn là trải nghiệm mới, khám phá các vùng đất mới, có thêm những kỷ niệm đẹp… Còn Phượt dởm – đôi khi đi phượt chỉ để chứng tỏ mình cũng biết đi phượt.Chi phí luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các Phượt thủ.
Nhưng họ quan niệm, đi phượt với chi phí hợp lý nhất chứ không phải ki bo và rẻ.
Nhưng với Phượt dởm, 400k chia cho 28 người vẫn quá là mắc!Phượt xịn chỉ cần có ảnh lưu dấu kỷ niệm thôi.
Còn với Phượt dởm, phải làm mọi cách dẫm đạp, phá hủy môi trường… mới đủ để cho ra đời những bức ảnh check in sống ảo.